1 Tấc, 1 Li, 1 Phân, 1 Thước Bằng Bao Nhiêu Mét, Cm?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 26 Tháng tám 2018.

  1. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,065
    Tấc, li, phân, thước là tên gọi của những đơn vị đo chiều dài được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đa phần dùng để đo những đồ vật, khoảng cách có kích thước nhỏ, thay vì phải sử dụng các đơn vị mm, cm, dm khi đọc khá dài và có thể gây nhầm lẫn vì những con số thì người ta đơn giản hoá nó bằng cách gọi kể trên.

    [​IMG]

    Ta có:

    1 li = 1 mm

    1 phân = 10 li = 1 cm

    1 tấc = 10 phân = 1 dm = 10 cm

    1 thước = 10 tấc = 100 phân = 1m = 100 cm


    Lưu ý:

    Đơn vị thước là đơn vị đo lường cổ từ ngày xưa các cụ hay sử dụng - đa số ở miền Bắc khi đất nước bị phân chia 3 miền trong chiến tranh - có ảnh hưởng từ Trung Quốc nên 1 thước cổ không phải bằng 100 cm như thời bây giờ - hay nhiều người còn gọi là thước ta, phân biệt với thước tây.

    1 thước ta - cổ = 0.47m = 47cm

    Sau này thực dân Pháp xâm chiếm miền Nam thì miền Nam dùng đơn vị đo lường theo tiêu chuẩn của Pháp và một thời gian sau thì Pháp quy định ở địa bàn miền Bắc 1 thước làm tròn = 0.4m = 40cm.

    Còn 1 thước Trung Quốc bằng ~ 0.33m ~ 33cm


    Hệ đo lường cổ của Việt Nam

    Hiện nay Việt Nam sử dụng Hệ đo lường quốc tế, nhưng trong thông tục tập quán Việt Nam có một hệ đo lường khác.

    Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản.

    Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890 là thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu tác giả cuốn sách Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn thì cả trường xích và điền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét).

    Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳ và Bắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc, tác giả cuốn sách Việt Nam những sự kiện lịch sử (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ.

    Theo một sách hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc, các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20:

    Đơn vị đo chiều dài cổGiá trị cổGiá trị chuyển đổi cổGiá trị hiện nay
    trượng4 m2 ngũ = 10 thước...
    ngũ2 m5 thước...
    thước hay xích40 cm10 tấc1 m
    tấc4 cm10 phân10 cm
    phân4 mm10 ly1 cm
    ly - hay còn gọi là li0.4 mm10 hào1 mm
    hào0.04 mm10 ti..
    ti4 µm10 hốt...
    hốt0.4 µm10 vi..
    vi0.04 µm......


    Xem thêm:

    1 sào là bao nhiêu mét vuông

    1 thước bằng bao nhiêu m2

    1 lít rượu bằng bao nhiêu kg
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng mười một 2019
Đang tải...