Atsm là một từ lóng thường được dùng bởi giới trẻ hiện nay khi họ muốn chỉ trích hoặc chê bai một ai đó đang cố thể hiện một điều gì được cho là viển vông, không tưởng, không phù hợp với bản thân họ hoặc vượt quá sức tưởng tượng của mọi người, thường gặp nhất là trong game, các cuộc trò truyện của các game thủ comment trên Facebook, diễn đàn game.. Nó là từ được ghép bởi những chữ cái đầu của cụm từ: Ảo tưởng sức mạnh! Ảo tưởng sức mạnh là gì? Sức mạnh ở đây không phải là sức lực mang tính chất vật lý mà là khả năng bạn có thể làm được 1 điều gì đó. Không phải là khả năng đánh nhau hoặc sức khoẻ của cơ thể. Ảo tưởng sức mạnh là cá nhân tự cho mình là có khả năng hơn người khác, có khả năng làm những điều không tưởng mà đa số người khác không làm được, không phù hợp với năng lực thật sự của bản thân, tự tưởng tượng ra những thứ huyễn hoặc để tự sướng tinh thần là chính hoặc đôi khi là do họ quá mơ mộng, chưa trải nghiệm nhiều trong cuộc sống mà từ đó đưa ra những giá trị nhận thức không đúng với bản thân, cho rằng họ có thể làm được hoặc xứng đáng như vậy. Từ này không những dùng để nói về khả năng mà còn về nhan sắc của một người, tự nâng tầm bản thân mình lên quá cao và cho rằng người khác không xứng đáng với mình. Với một số người, đó có thể là đùa vui, họ cố tình thể hiện như vậy, nhưng cũng khá nhiều trường hợp được chuẩn đoán đây là 1 căn bệnh về tâm lý gọi là Vĩ Cuồng, tên khoa học là megalomania, đây là một chứng tâm thần nhẹ, đặc trưng bởi sự ảo tưởng về bản thân mình như là vĩ nhân hay thiên tài. Ảo tưởng sức mạnh là những người bị hoang tưởng cực mạnh, họ luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ, họ có thể là tất cả, có thể làm được những việc người khác không làm được. Trong xã hội hiện đại, rất nhiều người đang không phân biệt được đâu là ảo tưởng sức mạnh, đâu là tự tin, đâu là tự cao nên cách cư xử và thể hiện bên ngoài cả lời nói lẫn hành động đều rất ngô nghê và buồn cười. Đa số mọi người đều cười cho qua và không chấp nhặt với những người này mà chỉ gọi họ là đang ATSM. Ví dụ: Một anh nhà nghèo nhưng đòi tán gái là diễn viên, ca sỹ, hoa hậu sẽ bị nói là ảo tưởng sức mạnh. Thanh niên tốt nghiệp đại học loại giỏi mộng tưởng ra trường sẽ có lương nghìn đô cũng là Atms. Thực tế, đôi khi ATSM một cách vừa phải cũng là một điều tốt, họ sẽ có một mục tiêu để phấn đấu cho cái ước mơ hoặc kết quả mà họ muốn đạt được cho nên chúng ta cần nhìn nhận một cách đúng đắn trước khi phê phán họ, cần đánh giá xem khả năng điều họ muốn hướng tới có trở thành hiện thực hay không, nếu nó có ý nghĩa hoặc không quá viển vông thì thay vì chê bai chúng ta nên ủng hộ động viên họ. Ảo tưởng sức mạnh không phải là hoàn toàn xấu, nhưng cũng đừng tự tin thái quá dẫn tới thất bại thì rất xấu hổ, vỡ mộng. Một số quan điểm còn cho rằng trạng thái atsm thậm chí này rất tốt cho tinh thần. Nó được gọi là "The looking glass self". Nó thường giúp các vận động viên dành được chiến thắng dễ dàng hơn khi họ nghĩ rằng họ có thể làm được và bứt phá được kỷ lục, điều đó giúp họ giảm thiểu áp lực và tự tin hơn trong các cuộc thi dẫn đến có thể thực hiện điều đó tốt hơn tránh được rắc rối không đáng có. Tuy nhiên là trong cuộc sống nếu như bạn ATSM quá đà thì không những bị mọi người lên án mà khi thất bại còn rất dễ bị sml luôn đấy. Nguyên nhân gây ra ATSM Mỗi một người trên trái đất này đều có một khả năng nhất định vượt trội hơn người khác và không ai giống ai. Có người mạnh về mặt thể xác nhưng khả năng đánh giá và nhìn nhận sự việc lại chưa thực sự tốt và khách quan. Người khác mang trên mình một sự tập trung cao, chăm chỉ, nhưng lại kém nhiệt huyết. Tuy nhiên, hầu hết những người ảo giác sức mạnh đều không nghĩ thế. Họ cho rằng ở tất cả mọi lĩnh vực, mình có thể không đứng nhất nhưng chắc chắn giỏi hơn nhiều người. Hội chứng này được khoa học gọi là "ảo giác ưu thế" - the illusion of superiority, hay dân ta hay gọi là "ảo tưởng sức mạnh" Các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với các lái xe và họ yêu cầu các lái xe tự đánh giá khả năng của mình và so sánh với đồng nghiệp. Kết quả là 93% số người được hỏi đều cho rằng kỹ năng của họ tốt hơn đồng nghiệp và trên mức trung bình, tuy vậy kết quả này chưa thực sự chính xác bởi nó không dựa vào tiêu chuẩn nào mà chỉ đơn giản là so sánh bản thân với người khác. Kết quả của những cuộc khảo sát chỉ ra con người ta không nghĩ mình "đỉnh nhất", nhưng luôn có xu hướng cho rằng, mình thuộc "top trên". Và với việc thuộc "top trên" trong tất cả lĩnh vực sẽ khiến ta tự huyễn hoặc bản thân mình trở nên khác biệt và tài năng. Các bác sĩ tâm lý thì cho rằng "vĩ cuồng" không phải đột nhiên xuất hiện và phát tác ở một người, mà nó trải qua một quá trình kích thích và tích lũy lâu dài. Một vài khảo sát còn phát hiện khi một người đọc quá nhiều sách về chính trị, danh nhân hay binh lược họ rất dễ cho rằng mình là vĩ nhân rằng mình đang thống trị nhân loại. Rất nhiều lý do về tâm lý để xác định tại sao một người mắc phải vĩ cuồng ngoài tâm thần phân liệt và rối loạn thần kinh. Rối loạn lưỡng cực: ước tính trên thế giới có khoảng 60% dân số bị rối loạn lưỡng cực ở các mức độ khác nhau. Tình trạng này biểu hiện ở sự chuyển biến tâm trạng một cách khó hiểu từ hứng cảm đến trầm cảm và ngược lại. Trong giai đoạn hứng cảm người mắc phải thường có ý thức rất cao về giá trị của bản thân nhưng kèm theo đó lại là chứng vĩ cuồng, khinh người và ngạo mạng. Trong các trường hợp bị rối loạn lưỡng cực - hứng cảm - ở mức độ cao, các bệnh nhân đều cho mình là vĩ đại và có khả năng siêu nhiên. Hứng cảm cũng là giai đoạn khiến não bộ hoạt động một cách bất thường biểu hiện ở việc sóng não tăng và mức dẫn truyền thần kinh thay đổi. Rối loạn hoang tưởng: Đây là hiện tượng xuất hiện ở những ngưởi ảo tưởng sức mạnh kèm theo chứng như rối loạn tâm trạng, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn suy nghĩ. Những người này đột nhiên rơi vào ảo ảnh về sức mạnh, phép thuật trong khi không hề sử dụng một loại chất kích thích nào. Nhiều người còn nghĩ mình có thể bay và sống dưới nước. Trầm cảm: những người bị trầm cảm cũng hay xuất hiện vĩ cuồng, có tới 21% những bệnh nhân trầm cảm thừa nhận họ cảm thấy ảo tưởng sức mạnh. Những ảo tưởng này sẽ không kéo dài mà chỉ tồn tại bất chợt và trong thời gian ngắn, có thể dùng thuốc để kiềm chế đối với những trường hợp này. Lạm dụng ma túy: Những người dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc viện.. thường sinh ra những ảo giác phi thực, khiến người dùng cảm thấy mình như đang thực hiện phi vụ nào đó, đang bay, đang bị truy giết.. Hiện tượng này còn có tên khác là "ngáo đá" mà giới trẻ vẫn hay gọi. Nếu sử dụng quá lâu sẽ rất có hại cho não bộ khiến các tế bào não lão hóa nhanh chóng và không thể tái tạo. Rối loạn nhân cách: Đây là một hiện tượng rối loạn thần kinh đặc trưng ở việc người bệnh thường rất tự tin về bản thân và cảm thấy vượt trội hơn người. Không phải tất cả những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách đều sinh ra những ảo tưởng về bản thân nhưng đa số là vậy. Không những thế họ còn yêu chính bản thân mình, chơi một mình, nói chuyện một mình hoặc bị ảm ảnh bởi một quyền lưc cao siêu nào đó. Yêu bản thân là tốt nhưng nếu yêu quá thì nó lại hoàn toàn ngược lại. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến một người mắc phải chứng vĩ cuồng mà ta có thể nhắc đến, nhưng tác hại của nó là điều ta có thể thấy trước mắt, nhưng cũng không thể dấu đi việc chỉ những người tài năng, thần đồng, bác học.. mới mắc phải chứng này. Mặt lợi của nó khiến cá nhân phát triển và khát khao làm những điều không tưởng thành sự thật, yêu bản thân và tôn trọng nó hơn người bình thường. Nhưng nếu không biết điều tiết sẽ ảnh hưởng nến não bộ và tính mạng. Cũng chính vị vậy khi dạy con cha mẹ luôn hãy nhớ một điều hãy để tự trẻ nỗ lực để hoàn thành điều mình muốn, hãy khen khi con làm đúng và nhắc nhở khi chúng làm sai. Đừng để trẻ trở thành "ông hoàng bà chúa" khi còn quá nhỏ để rồi khi trưởng thành sẽ tự cao thái quá. Cũng không nên nhốt trẻ chỉ mãi ở nhà nên để trẻ tham gia các câu lạc bộ để có thể hòa đồng và hiểu biết thêm về các kỹ năng sống.