Chuyện Hồn Thiêng Chị Võ Thị Sáu

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 10 Tháng năm 2017.

  1. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Chuyện hồn thiêng chị Võ Thị Sáu

    Côn Đảo là nơi lưu giữ những phần hồn thiêng của dân tộc, là nơi mà hơn 22.000 chiến sĩ cách mạng đã hi sinh và nằm lại nơi đây. Trong số đó có chị Võ Thị Sáu - người nữ anh hùng kiên cường bất khuất. Nhiều người Việt Nam, đến du lịch Côn Đảo chỉ mong để có dịp được tới viếng mộ Chị. Xung quanh các câu chuyện về chị Sáu còn có nhiều chuyện linh thiêng, bí ẩn, cùng với đó một sự ngưỡng mộ, tôn thờ của người Việt Nam đối với những người anh hùng vì dân vì nước.


    Sau khi chị Võ Thị Sáu hi sinh, những người tù chính trị ở Côn Đảo đã nhiều lần bí mật lập bia cho chị Võ Thị Sáu, dù cho nhiều lần bị địch đập phá.

    Những người tham gia phá bia mộ chị Sáu đều bị chết bất đắc kỳ tử một cách rất bí ẩn.

    Không biết hư thực ra sao chứ lính đảo rất sợ vong hồn chị Võ Thị Sáu sau cái vụ một tên lính lấy búa tạ đập vỡ tấm bia mộ cô Sáu. Đêm đó bỗng dưng sấm sét đùng đùng, trời nổi cơn giông bão tối trời tối đất. Tên lính đó tự nhiên đội áo mưa đi ra phía nghĩa trang rồi bị sét đánh chết tím tái và cháy xém như cục than ngay dưới chân phần mộ cô Sáu. Từ đó không ai dám bén mảng tới chọc phá mộ phần cô Sáu nữa. Tuy vậy tấm bia hư hỏng rạn nứt kia không ai tới tu sửa cho đàng hoàng.

    Một tù thường phạm trong nhà tù Côn Đảo tên là Nghị từ Phủ Lợi bị đày ra đảo, theo lệnh chúa đảo, hung hăng xách búa đến đập bia chị Võ Thị Sáu. Hôm sau khi một tấm bia mới của chị Sáu đã lại mọc lên. Chúa đảo cho gọi Nghị, nhưng Nghị đã nằm liệt một chỗ, không dậy nổi, hồi lâu lại gào lên thảm thiết:

    - Tội nghiệp em! Cô Sáu ơi, em lỡ dại.

    Ba hôm sau Nghị chết.

    Một tù quân phạm, tên Sước sau khi đập bia chị Võ Thị Sáu xong, nhận tiền thưởng uống rượu.

    Sáng hôm sau Sước được tìm thấy đã chết cứng, lưng dính chặt vào đá.

    Trong đám lính trực tiếp đi phá mộ và đập bia ấy có vợ con sống ngoài ở đảo, tự dưng có hai tên lăn ra bệnh. Thuốc thang gì cũng không khỏi. Vợ con những tên lính này lén mang nhang và trái cây lên mộ chị Sáu cầu xin. Không hiểu sao những tên lính này bỗng dưng hết bệnh. Chuyện lan ra cùng với việc vợ con họ mang nhang lên tạ mộ Chị Sáu lan khắp đảo. Kể từ đó không ai dám phá mộ chị Sáu cùng tấm bia nữa. Tấm bia đó còn được giữ lại đến nay. Đó là tấm bia thứ nhất (hiện nay ở mộ chị Sáu có 3 tấm bia mộ).

    Tấm bia thứ hai là do chúa đảo Tăng Tư dựng lên. Lúc đầu đến Côn Đảo, Tăng Tư làm phụ tá chúa đảo. Vợ chồng Tăng Tư rất giữ lễ đối với chị Sáu, thường lén sắm lễ cúng chị Sáu. Có lẽ nhờ vậy được thăng tiến, từ phụ tá chúa đảo lên cấp phó của chúa đảo, rồi trở thành chúa đảo. Vào ngày nhận chức, Tăng Tư tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay, rồi khấn vái gieo quẻ, Tăng Tư nài nỉ chị Sáu:

    - Trăm lạy cô, ngàn lạy cô. Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho cô.

    Gieo được quẻ, vợ Tăng Tư đến Chợ Lớn đặt ngay một tấm bia cẩm thạch mang ra làm lễ đặt bia long trọng. Trên bia có ghi dòng chữ Liệt nữ Võ Thị Sáu. Khi khánh thành công trình tôn tạo nghĩa trang, nhà nước đã dựng một tấm bia thứ ba ghi đúng ngày mất của chị và vẫn để ba tấm bia cùng tồn tại trên ngôi mộ người nữ anh hùng Đất Đỏ.

    [​IMG]

    Nghĩa Trang Hàng Dương - 3 tấm bia ở mộ Liệt sĩ Võ Thị Sáu (Khu B)

    “Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng

    Đã chết cho mùa... hoa lê-ki-ma nở

    Đời sau vẫn còn nhắc nhở

    Sông núi đất nước ơn người anh hùng

    Đã chết cho đời sau..”

    Khi chị Sáu hy sinh, phía trước ngôi mộ của chị Sáu mọc lên một cây dương hai nhánh xanh tốt, một nhánh hướng về phía Nam và một nhánh hướng phía Bắc tỏa bóng mát bên ngôi mộ.

    Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất. Không hiểu vì sao chính năm đó, nhánh dương hướng về phía Nam trên cây dương trước mộ chị Sau đang xanh tốt, bỗng nhiên héo cành rồi chết hẳn. Người trên đảocho rằng nước nhà thống nhất là ý nguyện của chị Sáu đã được thực hiện.

    Đến năm 1993, khi Chủ tịch nước Lê Đức Anh truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Võ Thị Sáu, ý nguyện của chị được thực hiện, thì cùng năm ấy nhánh dương hướng về phía Bắc cũng bỗng dưng héo cành rồi cả cây lụi chết.

    Sau khi cây dương hai nhánh phía trước mộ chị Sáu chết, Ban Quản lý nghĩa trang Hàng Dương đem một cây lê ki ma trồng thay thế vào nơi cây dương cũ đã chết. Nhưng rồi cây lê ki ma cũng chết.

    Công ty cây xanh trên đảo lại trồng một cây lê ki ma khác thay vào, nhưng lại chết.

    Mùa Xuân năm 1995, trong chuyến công tác của Bí thư Huyện ủy Côn Đảo, ông đã về tận quê hương chị Võ Thị Sáu ở miền Đất Đỏ, đưa cây lê ki ma trồng thế vào nơi hai cây lê ki ma đã chết. Kì diệu thay cây lê ki ma của miền Đất Đỏ bám rễ ăn sâu trên cội đất Hàng Dương, trước mộ người nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. 14 năm trôi qua, cây lê ki ma chỉ vươn cao quá đầu người, không ra hoa kết trái. Năm thứ 15, cây lê ki ma trước mộ chị Sáu bỗng nở hoa ra quả bói hiếm hoi nhưng rồi, quả bói cũng rụng dần khi trái vẫn non xanh... Dường như cây lê ki ma còn trẻ mãi như chị Sáu.

    Nghe đồn ban đêm dân trên đảo thấy rõ bóng dáng một người con gái trẻ mặc áo trắng quần đen bay lơ lửng từ nghĩa địa Hàng Dương vào các xà lim trại giam của Nhà tù Côn Đảo rồi bay về biển. Một người phụ nữ tên Liễu đã kể rằng một lần đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu, bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ ngôi mộ đi ra, thong thả dạo bước về phía thị trấn. Chị sụp lạy hồi lâu rồi mới dám bước tới mộ dâng hương. Sau đó, về nhà, chị lập bàn thờ chị Võ Thị Sáu, đặt nơi trang trọng khói hương suốt 4 năm.

    [​IMG]

    Ảnh viếng thăm chị Võ Thị Sáu vào 12h đêm

    Chị Sáu vô cùng gần gũi và thiêng liêng với mọi người dân Côn Đảo.

    Tiếng lành đồn xa, mọi người khi có dịp tới thăm Côn Đảo đều tới thăm nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ chị Sáu cùng các anh hùng liệt sĩ nằm lại nơi đây.

    [​IMG]

    Ảnh viếng thăm chị Võ Thị Sáu

    Côn Đảo không chỉ là nơi người ta tìm về quá khứ bi thương, hào hùng để tri ân những người đã ngã xuống, Côn Đảo còn ngày nay còn là địa chỉ linh thiêng thu hút du khách tới thăm Côn Đảo, đi tour Côn Đảo để cầu nguyện cho những điều an lành, tốt đẹp. Du khách nào đến du lịch Côn Đảo cũng tới thăm các di tích lịch sử như Nhà tù Côn Đảo, viếng Nghĩa trang Hàng Dương, dâng hoa, dâng hương cho chị Võ Thị Sáu và các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc ngày hôm nay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng năm 2017
  2. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Tóm tắt tiểu sử Võ Thị Sáu

    Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

    Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

    Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

    Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

    Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.
    Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

    Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

    Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng tư 2019
  3. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Hiếm có người nào cất công ra Côn Đảo lại không tới viếng mộ chị Sáu. Thậm chí, chị Sáu đã trở thành lý do chính khiến hòn đảo xa xôi ấy trở nên gần gũi với đất liền.. Người người đồn rằng, chị Sáu mất khi còn trẻ, lại là một biểu tượng của tinh thần bất khuất, nên thiêng lắm!

    Linh thiêng mộ cô Sáu

    Mộ chị Sáu nằm trang nghiêm trong nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Ngay tấm bia mộ chị Sáu cũng có nhiều huyền thoại.

    Sau hôm chị Sáu bị giặc Pháp giết, kíp tù làm thợ hồ đã đúc bia bằng xi-măng, dựng trước mộ. Chúa đảo Jarty tức tối dẫn lính lên nghĩa trang đập vỡ tấm bia, cào bằng mộ.

    Nhưng mỗi lần chúng đập phá bia mộ, ngay hôm sau ngôi mộ và tấm bia lại hiện lên như trước… Dân đảo đồn rằng cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể phá được mộ chị. Câu chuyện làm cho bọn gác ngục, bọn tù gian sợ sệt, chùn tay.

    Những người tù già ở Côn Đảo kể rằng, sau khi hành quyết Võ Thị Sáu, người lính già bỏ ăn suốt hai ngày. Ông ngồi suốt đêm ở gốc bàng đầu Cầu Tàu. Thẫn thờ, hốc hác. Ông tâm sự với người tù làm bồi: "Đôi mắt cô gái đã ám ảnh tôi, và có thể sẽ ám ảnh tôi suốt đời. Tôi phải bỏ nghề, tôi không thể bắn được nữa!"

    Có người tên là Nghị mới bị đày ra đảo làm trật tự an ninh, chưa biết oai linh chị Sáu. Hắn theo lời tỉnh trưởng, đập nát bia, đập luôn lư hương và hai bình cắm hoa. Tất nhiên hôm sau tấm bia mới lại được dựng lên. Còn tên Nghị thì ít hôm sau người ta thấy hắn gầy tóp lại, vật vờ dọc đường phố gần nhà thương. Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được. Ba ngày sau hắn chết.

    Tỉnh trưởng Côn Đảo Tăng Tư nghe kể nhiều về chị Sáu nên âm thầm lập bàn thờ chị Sáu tại tư dinh và không dám tàn nhẫn với tù nhân. Tăng Tư đã một lần dùng oai linh chị Sáu để xử kiện. Hai tên giám thị nghi ngờ nhau ăn trộm, làm đơn kêu kiện. Tăng Tư ra lệnh hai đứa nhảy lên xe ra mộ chị Sáu mà thề, đứa nào gian cô Sáu biết ngay. Thế là có đứa sụp xuống nhận tội!

    Mộ chị Võ Thị Sáu, nơi cầu được ước thấy và linh thiêng bậc nhất Côn Đảo

    Mộ chi Sáu được coi là địa điểm linh thiêng nhất nhì Côn Đảo, không chỉ người dân tại đây, mà rất nhiều người dân khắp nơi trên cả nước cũng đến đâu cầu sức khỏe, cầu tiền tài, may mắn và mong cô Sáu che chở, hóa giải những buồn đau.

    Bạn có thể đi lễ vào nhiều thờ điểm trong ngày, thậm chí đi vào lúc 10h - 12h đêm mà không hề lo lắng vì nghĩa trang rất tấp nập. Đồ lễ và hoa quả nên chuẩn bị sẵn từ nhà, bởi nghĩa trang không có hàng phục vụ bán đồ lễ. Đồ lễ không nên thiếu là gương lược. Nếu mang được hoa tươi thì càng tốt, và tốt nhất nên dùng hoa trắng. Khách thường để lại đồ lễ tại nghĩa trang, không mang về.

    Những ngày tháng 7 âm lịch, viếng mộ người đã khuất là truyền thống tốt đẹp lâu đời của người Việt Nam. Đừng quên về thăm mộ chị Võ Thị Sáu, để được cô phù hộ, che chở cho mọi điều tốt lành!
     
Đang tải...