Chuyện Về Ba Chiếc Ba Lô - Sự Công Bằng

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 17 Tháng mười hai 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Đồng chí Bí thư Chi bộ 5 giao cho tôi tìm đọc một câu chuyện về Bác trong buổi sinh hoạt Chi bộ tháng 09/2018. Tôi nhớ về câu chuyện mà tôi đã từng đọc và rất ấn tượng Câu chuyện về ba chiếc ba lô.

    Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba-lô cho Bác, nhưng Bác nói:

    - Ði đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

    Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

    - Các chú đã chia đều rồi chứ?

    Hai đồng chí trả lời:

    - Thưa Bác, rồi ạ.

    Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba-lô lên.

    - Tại sao ba-lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

    Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba-lô ra xem thì thấy ba-lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

    - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

    Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba-lô.

    Điều đơn giản tưởng chừng như ai cũng có thể biết, nhưng mấy ai trong chúng ta đã làm được như Bác? Thực sự điều Bác làm là điều mà tôi không mong muốn, vì dẫu sao tuổi Bác cũng đã cao. Việc các ba đồng chí kia có mang cho Bác cũng là gì đâu! Thế nhưng, mỗi lời nói của Bác là một lời dạy rất giá trị. Mà có lẽ, giá trị nhất là trong thời buổi con người đang chạy đua với đồng tiền. Người ta có thể đấu đá, giẫm đạp lên nhau. Ai cũng phân biệt bóng tối và ánh sáng, nhưng chính cái giây phút tranh tối tranh sáng thì làm sao ta nhận ra được đâu là bóng tối đâu là ánh sáng? Cái giây phút của buổi chiều tà có người thấy sợ, nhưng cũng có người lại cho rằng đó là thời khắc lãng mạn nhất, khơi gợi bao nhiêu niềm cảm xúc của con người. Và với tôi, câu chuyện về ba chiếc ba lô của Bác nó chính là ngọn đèn soi sáng cho lương tri con người trong thời khắc tranh tối tranh sáng ấy. Bác bảo Ði đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt. Nó đã soi vào trái tim của những ai đang cảm thấy cô đơn giữa một thế giới tâm hồn đố kị của chính mình. Yêu thương không gì khác ngoài sự quan tâm những nhọc nhằn, vất vả, khổ đau của người khác. Bác đã mệt và càng thấu hiểu cái mệt của các đồng chí mình. Và ta có bao giờ thấu hiểu điều đó trong mỗi công việc mà những đồng nghiệp, người thân.. của ta từng trải?

    Tôi thấy thấm thía vô cùng khi Bác nói: tập trung đồ vật cho một người mang thì người đó càng chóng mệt. Vậy mà một thời Bác gánh vác cả một gian san. Nhưng con đường Bác đi có bao nhiêu cùng sẻ chia với Bác? Ý văn khiến ta suy ngẫm đến quá trình giao việc. Ta có bao giờ dồn nhiều việc cho một ai đó, hay ôm đồm công việc quá nhiều để rồi hiệu quả không cao? Hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi ta còn khả năng giải quyết? Nhưng có lẽ điều Bác muốn nhắc mọi người là hãy đồng sức đồng lòng để công việc được giải quyết sớm, được thuận lợi, được suôn sẻ. Đó là tinh thần đoàn kết. Chân lí ngàn đời của lẽ tất thắng!

    Và cuối cùng, tôi nhận thấy Bác đã nêu lên bài học hành động Cứ phân ra mỗi người mang một ít. Bác đã sẵn sàng rồi đấy! Sẵn sàng sẻ chia, sẵn sàng cho lao động Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Đó là giá trị của cuộc sống, bởi khi ta vác ba lô lên vai, ta mới thấy sức nặng của chiếc ba lô và đó là trách nhiệm mà mình phải gánh vác.

    [​IMG]
     
Từ Khóa:
Đang tải...