Con So Về Nhà Mạ, Con Rạ Về Nhà Chồng

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 28 Tháng bảy 2016.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Con so & con rạ là cách gọi của các cụ khi xưa. Con so là con cả, con rạ là những bé tiếp theo.

    Con So Về Nhà Mạ, Con Rạ Về Nhà Chồng là một phong tục phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương miền Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.

    Câu tục ngữ này ám chỉ nếu đứa con sinh đầu lòng thì người mẹ được về nhà mẹ đẻ của mình để tiện việc chăm sóc, vì con đầu lòng nên mẹ sẽ ít kinh nghiệm, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt ra sao.. hơn nữa để mẹ chồng phục vụ cũng không tiện bằng mẹ ruột mình, nhiều khi khó có thể ăn nói, nhờ vả và có thể còn gây xích mích, hiểu lầm, mất đoàn kết mẹ chồng con dâu. Còn những lần sinh sau (con rạ) thì đã có kinh nghiệm, sức khoẻ cũng đỡ hơn, có thể tự mình chăm con cũng được nên có thể ở nhà của mình (nhà chồng)

    [​IMG]

    Phong tục, "Con so về nhà mạ" là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp: Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thỏa đáng, sau khi mẹ tròn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về. Ông bà ngoại còn cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.

    Ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.

    Thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được phong tục nào hợp tình lý hơn.

    Trường hợp đã mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom thì con so cũng về nhà chồng.


    Ý kiến bạn đọc:

    Nếu chồng quan tâm đến vợ, con thì nên để vợ mình thoải mái. 2 vợ chồng nên bàn bạc, thống nhất nếu về nhà ngoại sinh con thì chồng ít có thời gian chăm sóc là chuyện bình thường, vợ anh sẽ thông cảm. Bà nội say xe quá không thăm cũng được. Sinh con được 1-2 tháng 2 mẹ con khác về thăm bà. Còn chuyện làng xóm thì đâu có gì là quan trọng. Anh biết là mẹ chồng nàng dâu có nhiều vấn đề bức xúc thì càng nên tách họ xa nhau một thời gian, rồi đâu sẽ vào đó. Càng ở gần nhau tình trạng sẽ càng tồi tệ. Anh nên xem phim "Sống chung với mẹ chồng" đang chiếu trên VTV1 đi, cả mẹ chồng nàng dâu đều là người tốt nhưng cách quan tâm của người này với người kia, cách sống không phù hợp thì chỉ làm khổ nhau mà thôi.

    * * *

    Ở miền trung thì có câu "con so nhà mạ con rạ nhà chồng". Sinh con đầu có nhiều bỡ ngỡ có mẹ đẻ đỡ đần thì vẫn hơn. Nói thật mẹ chồng cũng chỉ là mẹ của chồng, không bao giờ thoải mái bằng mẹ đẻ được. Vậy nên ở trong mình khi gần sinh bà ngoại sẽ gọi cho bà nội xin phép một tiếng cho phải phép rồi đón con về chăm. Hết ba tháng mười ngày hoặc tùy sẽ trở lại nhà nội. Chuyện đó trong mình là thế.

    * * *

    Phụ nữ mà khi sinh đẻ ai cũng mong muốn được về ông bà ngoại. Nhưng đúng là lễ nghi phép tắc khi sinh nở không nên về nhà ngoại (trừ trường hợp đặc biệt), có về cũng phải đợi con cứng cáp mới về ngoại. Vợ bạn sợ sau khi sinh sẽ k biết chăm sóc con.. nhờ mẹ ck thì ngại.. Nói chung nhiều lí do, cách tốt nhất bạn nên nhờ bà ngoại ra chăm cháu cùng bà nội ít hôm, như vậy bà nội đỡ vất vả, bà ngoại được gần cháu, mà vợ bạn lại đỡ bỡ ngỡ. Khi nhà có đứa trẻ con mọi mâu thuẫn sẽ tan biến hết thôi.
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười hai 2020
Từ Khóa:
Đang tải...