Dạ, Vâng Có Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 29 Tháng tám 2020.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387

    Ý nghĩa của từ dạ vâng


    Dạ và vâng là hai từ thể hiện sự lễ phép của mỗi người trước bề trên, người lớn tuổi hơn bạn hoặc người ta cần thể hiện sự tôn trọng khi đối tượng gọi hoặc căn dặn điều gì. Đó cũng là hai từ được ông bà, cha mẹ ta dạy trẻ thơ từ lúc bập bẹ tập nói. Vậy mà mình luôn bực mình trước hai tiếng này.

    Người nghe ngạc nhiên:

    Sao có chuyện lạ đời vậy? Ông có khó tính quá không đấy?

    Không đâu. Ông cứ bình tĩnh nghe tôi nói. Này nhé. Đến các cơ quan, mình có nhu cầu đề nghị người có trách nhiệm giải quyết công việc, nhưng luôn nhận được tiếng "dạ" rất từ tốn, lễ phép. Lúc đầu mình hí hửng tưởng họ sẽ để tâm, nhiệt tình giải quyết. Nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, mình đành gọi điện thoại nhắc thì họ lại "dạ". Mình hỏi luôn:

    Lần trước các đồng chí đã đồng ý giải quyết, sao mãi chưa có kết quả?

    Họ trả lời:

    Thưa bác, chúng tôi chưa bao giờ hứa sẽ giải quyết.

    Thì các đồng chí luôn "dạ" đấy thôi.

    Bác dặn chúng tôi rất nhiều điều liên quan đến vấn đề của bác. Đương nhiên chúng tôi phải "dạ", có nghĩa đang lắng nghe và ghi nhớ. Như vậy đâu phải chúng tôi đồng ý giải quyết, mà việc của bác phải được chuyển lên cấp trên nghiên cứu xem xét chứ.

    Thì ra là thế!

    Một ông bạn khác góp chuyện:

    Kể thì họ nói nghe cũng có lý. Đúng là họ "dạ" không thể hiểu là việc của mình đã được giả quyết. Trường hợp của tôi họ còn "vâng" hẳn hoi mà vẫn không được việc. Tôi nộp đơn xin cải tạo ngôi nhà cũ. Gửi đơn cả tháng, đến khi hỏi họ: "Đơn tôi gửi đã lâu, các đồng chí giải quyết chưa?". Họ trả lời: "Đã nhận được". Tôi lại nói: "Vậy các đồng chí giải quyết đến đâu rồi, bao giờ được để tôi có thể bắt tay vào cải tạo ngôi nhà?". Họ cũng trả lời "vâng". Tôi nói gì họ cũng hết "dạ" lại "vâng". Nhưng rồi việc vẫn chẳng đâu vào đâu.

    [​IMG]

    Đúng là hiện nay có rất nhiều người làm việc ở cơ quan công, quyền của Nhà nước luôn lạm dụng hai tiếng "dạ", "vâng" khi giao tiếp với nhân dân - những người đến yêu cầu được giải quyết công việc. Mới nghe, tưởng họ lễ phép, lịch sự với khách, nhưng có lẽ đó chỉ là "mẹo" để né tránh việc trả lời thẳng điều người ta cần hỏi. Và đó cũng là một biểu hiện tất tinh vi, "tế nhị" của sự vô trách nhiệm. Ứng xử chuẩn xác nhất trong những trường hợp này là trả lời trúng điều người ta muốn hỏi với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao. Khi ấy, có thể công việc chưa được giải quyết nhưng họ sẽ chấp nhận vì có thể là bất khả kháng, chứ thái độ, tinh thần làm việc của người thi hành công vụ thì không thể phê phán điều gì.

    Xem thêm:

    Đăng bài kiếm tiền tại nhà *hot*

    Cách kiếm tiền miễn phí trên Binance
     
    Zero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 31 Tháng bảy 2023
Từ Khóa:
Đang tải...