Dĩ Hoà Vi Quý Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 1 Tháng năm 2020.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Dĩ hòa vi quý là gì?

    Mỗi người trong chúng ta, ai cũng lớn lên theo những câu ca dao tục ngữ. Qua từ tiếng hái từng lời ru, câu ca dao tục ngữ ấy như được ngắm vào xương máu. Và trong mỗi lời răn dạy của ông bà, cha mẹ sẽ không thể thiếu cách dạy cho con cái biết sống đối nhân xử thế, và trong đó sẽ không thể thiếu đi câu:

    Dĩ hòa vi quý!

    Dĩ hòa vi quý là câu nói thực chất là câu thành ngữ được mượn từ tiếng Hán của Trung Quốc, câu tục ngữ ranh dạy con người phải biết sống chan hòa, xem trọng sự hòa nhã, đối nhân xử thế luôn trong mức độ ôn hòa, lịch thiệp. Luôn lấy chữ hòa lên làm đầu, khi gặp phải những tình huống gây mất hòa khí cho song bên thì phải luôn nhớ lấy "một điều nhịn, chín điều lành", luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, luôn nhường nhịn và lắng nghe, không nên để hai bên căng thẳng dẫn đến tổn thương cho đôi bên. Nhấn mạnh hiệu quả mà con người sẽ đạt được khi biết giữ thái độ nhường nhịn, ôn hòa trong cuộc sống.

    Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, được cái này sẽ mất cái kia, đó là luật bù trừ mà ông trời đã sắp đặt. Chẳng ai có thể hạnh phúc suốt đời, cũng chẳng ai bi thảm suốt đời. Sự răn dạy mà cha ông đã dạy ta cũng thế, không phải lúc nào cũng hoàn hảo mười mươi. Câu "dĩ hòa vi quý" không phải trong trường hợp nào cũng là đúng, vì khi ta quá nhường nhịn, ta sẽ trở nên thiệt thòi. Nhường nhịn nhưng phải là đúng lúc, đúng người, không thể quá nhường nhịn để rồi trở nên bất lực không thể giải quyết được vấn đề mà mặc người an bài. Lắng nghe những cái tốt, những cái đem đến sự phát triển mà không phải lắng nghe sự xúi dục, làm thoái hóa tài nguyên phát triển, hay nghe theo sự cổ xúy lệch lạc, sai trái. Hay hòa nhã chân thành, nhưng rồi lại bị người ta đem ra làm một bức bình phong, làm một tấm bia đỡ cũng không dám lên tiếng phản bác, bảo vệ mình, bảo vệ cái đúng để cái chung thành cái riêng. Ôn hòa để rồi mà không dám chỉ ra cái xấu, cái tiêu cực, trở nên thờ ơ bao dung cho những "con sâu muốn làm rầu nồi canh."

    Dĩ hòa vi quý tiếng trung là yǐ hé wéi gùi: 以和为贵

    Dĩ hòa vi quý tiếng anh là: A bad compromise is better than a good lawsuit.

    [​IMG]

    Bởi thế nên, đừng quá nể nang vì sợ mất lòng với người khác mà luôn phải cam chịu, nhịn nhục, không thể cứ lấy chữ hòa mà áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nhưng phải biết chọn lọc, áp dụng vào theo từng tính chất của sự việc, không thể trong trường hợp nào cũng nhường nhịn. Phải phân biệt rạch ròi trong các mối quan hệ, không nên nhường nhịn một cách thái quá để rồi khi đối với người xung quanh, bạn trở thành tiêu điểm của sự bắt nạt và khinh thường, trở nên mờ nhạt trong mắt người khác. Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, khinh thường hay giữ khư khư quan điểm của bản thân, bỏ ngoài tai những ý kiến hay khuyên nhủ của người khác. Phải luôn giữ tâm trí trí sáng suốt và bình tĩnh, không quá ba phải, gió chiều nào xoay chiều đấy, cũng không nên quá cứng nhắc, ta đây, mà không suy xét đến lợi và hại cho đôi bên. Nếu những vướng mắc này được tháo bỏ, thì mối hòa khí giữa hai bên sẽ bền chặt hơn.

    Khi bạn giữ được sự ôn hòa, khoan dung, lắng nghe, bạn sẽ dễ dàng chạm đến thành công.

    [​IMG]

    Vì vậy chúng ta cần phân biệt từng tính chất sự việc, từng mối quan hệ, từng trường hợp để cư xử sao cho hợp lý, khôn khéo, ứng xử trở nên linh hoạt. Đảm bảo sự hài hòa trong mọi mối quan hệ, tạo không khí vui vẻ, hòa thuận trong giao tiếp. Nên lựa trọn cách hành xử phù hợp, có văn hóa. Để những mối quan hệ luôn trong trạng thái ôn hòa, để mọi kinh nghiệm bài học được ông cha đúc kết, mài dũa trở thành điều không thể thiếu trong mỗi cách ứng xử.

    "Dĩ hòa vi quý" là một câu thành ngữ dạy cho chúng ta về thái độ sống, ứng xử, đối nhân xử thế sao cho hợp lý, nhưng để sống đúng với câu thành ngữ không phải là một điều dễ dàng. Vì thế, điều quan trọng để thực hiện được là phải biết lắng nghe, biết đồng cảm, biết khoan dung. Và trong một tình huống nào đó, khi lẽ phải bị sai lệch thì nên lấy sự kiên định, dũng cảm thay vì chỉ lắng nghe, nhịn nhục.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2020
Đang tải...