Diễn Văn Là Gì? Vai Trò Của Diễn Văn

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 15 Tháng một 2020.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    I. Khái niệm của diễn văn:

    Diễn văn là một loại văn bản mang tính diễn thuyết được dùng phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành theo nhiều phạm vi khác nhau.

    Diễn văn là một bài văn được chuẩn bị trước, cần phải trình bày, diễn đạt trước một buổi lễ, buổi mít tinh, đại hội, hội nghị.. vào lúc khai mạc (hay bế mạc).

    II. Vai trò của diễn văn:

    Ghi nhận sự vui mừng, sự thành công, thắng lợi, chào đón những điều tốt đẹp.

    Dùng để gây tâm lý hưng phấn trong đông đảo quần chúng nhằm giới thiệu, chào mừng ban đầu (hay đánh giá khi kết thúc).

    Giúp cho người tham dự hiểu được mục đích, ý nghĩa, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sự kiện, những thành tích hướng tới sự kiện, những nội dung cần tiến hành (hay đánh giá kết quả việc thực hiện các nội dung đó).

    Lời chúc, lời cảm ơn những tổ chức, cá nhân góp phần làm nên thành công của "ngày hội" đó và lời cỗ vũ đối tượng của mình hưởng ứng thực hiện thắng lợi phương hướng hành động mà "ngày hội" đó đã xác định.

    III. Những yêu cầu khi soạn thảo diễn văn:

    Diễn văn được viết nhằm mục đích đọc mà không phải để gửi đi như các văn bản khác. Vì vậy diễn văn cần:

    Chú ý đến đối tượng nghe và yêu cầu việc trình bày các thông tin sao cho thích hợp.

    Diễn văn phải viết rõ ràng với lối hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự, có sức thuyết phục

    Bài viết phải sinh động có (ví dụ) minh họa, viết trừu tượng, thiếu cụ thể sẽ làm người nghe chán nản.

    Phải gây được tâm lý vui mừng, hưng phấn cho đông đảo khán thính giả.

    Đặc biệt: Diễn văn không nên viết quá dài. Diễn văn nên viết rõ ràng với lối hành văn ngắn gọn, dễ hiểu để lôi cuốn người nghe. Cần phải viết diễn văn mạch lạc để người trình bày dễ sử dụng, người nghe dễ theo dõi, lượng thông tin vừa phải, phù hợp với đối tượng nghe.

    Thông qua diễn văn, người đọc truyền đạt ý tưởng, thu hút, lôi cuốn đối tượng nhận thức được ý tưởng và hành động để đạt mục tiêu cần truyền đạt.

    IV. Phương pháp soạn thảo

    1/Công tác chuẩn bị:

    Phải xác định được mục đích của bài phát biểu, người nghe là ai?

    Xác định xem bạn muốn người nghe biết đến, ghi nhớ hay học tập.

    Liệt kê ba điểm chính bạn muốn đề cập trong bài diễn văn.

    Những điểm chính có thể xây dựng theo các cấu trúc sau:

    - Quan điểm – lý do – ví dụ – quan điểm. Bạn hãy đưa ra yêu cầu của bạn và sau đó đưa ra những lý do để bạn yêu cầu như vậy. Tiếp đó bạn đưa ra một ví dụ thuyết phục và kết thúc bằng cách lặp lại quan điểm của bạn.

    - Quá khứ – hiện tại – tương lai, bạn trình bày ý tưởng theo trình tự thời gian. Nếu bạn đang cố gắng ủng hộ việc đưa một sản phẩm mới chưa được thử nghiệm vào một thị trường mới, bạn có thể bắt đầu bằng cách kể về những kinh nghiệm tiếp thị thành công của công ty, và cho đến nay vẫn đạt được nhiều thành công với hướng đi đó và hãy kết luận bằng cách đưa ra những đánh giá của mình về thành công của việc tiếp thị sản phẩm mới này trong tương lai.

    - Vấn đề – nguyên nhân – giải pháp. Cấu trúc này áp dụng hiệu quả đối với các lý lẽ và các tình huống kinh doanh. Bạn đặt vấn đề và sau đó phân tích nguyên nhân. Từ phân tích của mình, bạn sẽ đưa ra kiến nghị về giải pháp. Cấu trúc này có lợi thế là nó tuân theo cách nghĩ tự nhiên của thế giới kinh doanh trong khi giải quyết vấn đề. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta gặp rắc rối. Chúng ta tìm ra nguyên nhân. Sau đó chúng ta đưa ra giải pháp. Đó là cách mà hầu hết mọi người thường nghĩ. Vì vậy mô hình này rất có hiệu quả trong khi thuyết trình.

    - Gây chú ý – đưa ra lợi ích – mong muốn – hành động, cấu trúc này có hiệu quả nhất khi bạn cố gắng để thuyết phục mọi người về điều gì đó. Trước hết, bạn hãy thu hút sự chú ý vào bạn bằng thông tin thống kê, một câu chuyện nào đó hoặc tuyên bố gây ngạc nhiên đến mức khán giả của bạn phải chuyển mối quan tâm của họ sang mối quan tâm của bạn. Sau đó, hãy tạo hứng thú cho người nghe bằng cách đề cập tới những lợi ích của quan điểm bạn đang nói đến.

    2/Xây dựng dàn bài:

    Việc soạn thảo diễn văn thực ra không bắt buộc phải theo một khuôn mẫu bố cục nào cụ thể, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 phần:

    Phần mở đầu:

    • Viết lời chào mừng các khách quý, nêu rõ lý do của buổi lễ, mít tinh, liên hoan văn nghệ.. hoặc giới thiệu ý nghĩa sự kiện mà diễn văn đề cập đến.

    • Lời mở đầu cần thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.

    • Cần đảm bảo: Ngắn gọn, kết nối với thân bài.

    Phần nội dung:

    • Nêu các nội dung trọng tâm cần thuyết trình trước khán thính giả.

    • Có thể bộc lộ các quan điểm, các chính kiến của cơ quan, tổ chức về sự đánh giá các vấn đề liên quan đến sự kiện đó, có thể đưa những ví dụ để minh họa nhằm tăng sức thuyết phục và lôi cuốn người nghe.

    • Có thể nêu các thành tích của quá trình phấn đấu, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sự kiện cần chào mừng.

    • Nội dung bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.

    Phần kết thúc:

    • Tóm tắt sự kiện, đánh giá lại một lần nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện xảy ra, thể hiện hy vọng tương lai có kết quả to lớn hơn, mối liên hệ bền chặt hơn, hợp tác rộng hơn bằng những lời chúc tốt đẹp, cuối cùng là lời cảm ơn.

    • Mục đích: Hoàn thành cấu trúc bằng cách đoán trước lúc kết thúc, tóm tắt các ý chính, cố hấp dẫn khán giả lần cuối.

    V. Một số thủ thuật khi đọc diễn văn

    Một số thủ thuật mở đầu diễn văn:

    1. Hãy thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả

    2. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình

    3. Đưa ra những trích dẫn phù hợp.

    4. Thuật lại một câu chuyện có liên quan.

    Những điều cần tránh:

    1. Bắt đầu bằng câu: "Xin chào, tên tôi là.."

    2. Tránh những câu xin lỗi hay những cách nói thăm dò

    3. Dùng những câu hỏi cường điệu, hoa mỹ.

    4. Đi quá xa chủ đề.

    VI. So sánh diễn văn với các văn bản hành chính

    Diễn văn

    Các văn bản hành chính khác

    Hình thức

    - Không có quốc hiệu, tiêu ngữ.

    - Truyền đạt bằng ngôn ngữ lời nói.

    - Không có cơ quan tiếp nhận.

    - Phải có quốc hiệu, tiêu ngữ.

    - Truyền đạt bằng ngôn ngữ viết.

    - Có cơ quan tiếp nhận.

    Nội dung

    - Không bắt buộc theo một khuôn mẫu bố cục nào.

    - Phần kết thúc với những lời chúc, lời cảm ơn mang tính thân mật.

    - Không có phần ký tên, nơi nhận.

    - Phải theo một bố cục nhất định.

    - Phần kết thúc mang tính trang trọng.

    - Có phần ký tên và nơi nhận.

    VII. Một số loại diễn văn thông dụng:

    Diễn văn khai mạc, bế mạc.

    Diễn văn chào mừng, tiễn đưa.

    Diễn văn khánh thành.

    Diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả. Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị như sau, "ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để gây ra kết quả gì?"

    Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có thể kể từ việc chuyển tải thông tin đến hô hào lôi kéo công chúng đi đến hành động, hoặc chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Một nhà hùng biện tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn có thể làm thay đổi cảm xúc của họ.
     
Từ Khóa:
Đang tải...