Giáo Án Bài Thơ Có Chú Gà Con

Thảo luận trong 'Công Việc' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 11 Tháng mười hai 2020.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    GIÁO ÁN THƠ: CÓ CHÚ GÀ CON

    1. Mục đích yêu cầu:

    * Kiến thức:

    - Trẻ đọc thuộc và hiểu đươc nội dung bài thơ. Nhớ tên và tác giả sáng tác bài thơ.

    * Kỹ năng:

    - Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chổ, đọc rõ lời.

    - Trả lời câu hỏi của cô một cách mạch lạc.

    * Thái độ:

    - Trẻ chú ý đọc thơ. Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết nhớ về tổ ấm và nơi mình đã được sinh ra.

    2. Chuẩn bị:

    - Tập tranh thơ có bài thơ Có chú Gà con

    - Thước chỉ.

    3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

    Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề:

    Cô cất cho cả lớp hát bài "Gà trống, mèo con và cún con", gợi hỏi trẻ:

    Cả lớp vùa hát bài gì? Bài hát nói về con gì? Gà trống có lợi ích gì?

    Hoạt động 2: Giới thiệu bài thơ "Có chú Gà con" và đàm thoại:

    Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả sáng tác.

    Cô đọc diễn cảm bài thơ "Có chú Gà con" cho trẻ nghe 1 lần, gợi hỏi trẻ:

    Các cháu có biết cô vừa đọc bài thơ gì không?

    Do ai sáng tác?

    Nếu trẻ không biết cô giới thiệu cho trẻ biết.

    Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa giải thích từ khó: Lạo xạo, rơi rơi, phụng phịu. Trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý nội dung bài thơ:

    Tọa đàm câu hỏi:

    Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

    Bài thơ nói về ai? Chú Gà con chân thế nào?

    Chạy theo ai? Bỗng nhớ về gì?

    Vội chạy về đâu? Ở trong vỏ trứng thế nào?

    Vì thế chú muốn làm gì?

    Nhưng vì sao mà không chiu vào được?

    Thấy lạo xạo Gà mẹ hỏi gì?

    Thấy thế mặt Gà con thế nào? Và chú nói sao với mẹ?

    Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc bài thơ

    Cô mời cả lớp đọc diễn cảm bài thơ cùng cô 2 lần.

    Cô nhắc trẻ ngắt nghĩ đúng câu, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ, điệu bộ minh họa bài thơ.

    Cô mời cả lớp đọc bài thơ dưới hình thức thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân..

    Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ.

    Sau đó, cho trẻ đọc theo hình thức giọng đọc to, giọng đọc nhỏ.

    Cô hỏi trẻ ngoài bài thơ "Có chú Gà con" các cháu có biết những bài thơ nào nói về các con vật trong gia đìng không?

    * Giáodục trẻ: Biết yêu quý các con vật, biết nhớ về tổ ấm và nơi mình đã được sinh ra.

    Kết thúc hoạt động:

    Cô cháu cùng vận động minh họa bài hát Đàn gà con.

    Lời bài thơ: Có chú gà con

    [​IMG]

    Chú Gà con chân cứng

    Chạy theo mẹ một hồi

    Bỗng nhiên nhớ vỏ trứng

    Vội tìm về tận nơi.

    Ở trong ấy ấm áp

    Chú muốn vào nằm chơi

    Chui mấy lần không được

    Nghe lạo xạo, rơi rơi.

    Gà mẹ quay lại hỏi:

    Làm gì đó con ơi?

    Mặt Gà con phụng phịu

    Vỏ trứng vỡ mất rồi.

    Vương Trọng

    [​IMG]

    Giáo án điện tử bài thơ chú gà con


    ĐỀ TÀI: CÓ CHÚ GÀ CON

    CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

    GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ PHÚC

    Mục đích yêu cầu:

    Trẻ đọc được theo cô cả bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, trả lời được các câu hỏi trong bài thơ.

    Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng đọc thơ.

    Trẻ hiểu nghĩa của câu "Chú gà con chân cứng", "Tiếng lạo xạo, rơi rơi"

    "Vỏ trứng vỡ mất rồi"

    Hứng thú tham gia trò chơi xếp tranh.

    Giáo dục trẻ biết chăm sóc con gà.

    Chuẩn bị:

    Thiết kế slide power poin có hình ảnh theo nội dung bài thơ.

    Máy vi tính, máy chiếu.

    Tranh để trẻ chơi trò chơi.

    Tiến hành:

    Hoạt động của cô và trẻ

    Cho trẻ hát, vận động bài Đàn gà trong sân. Cho trẻ xem tranh đàn gà, trò chuyện kết hợp giáo dục trẻ chăm sóc gà.



    Giới thiệu bài thơ: "Có chú gà con" của tác giả Vương Trọng.

    Cô đọc thơ:

    Cô đọc thơ diễn cảm lần 1.

    TTND: Bài thơ nói về một chú gà con tuy đã nở ra khỏi vỏ trứng và đã lớn, nhưng thỉnh thoảng chú vẫn nhớ về sự ấm áp khi còn nằm trong vỏ trứng nên chú muốn chui vào chơi. Nhưng do chú đã lớn quá rồi nên không thể chui vào được nữa và chú đã rất buồn vì làm cho vỏ trứng bị vỡ.

    Cho trẻ xem tranh vẽ minh họa nội dung bài thơ, trò chuyện về tranh. Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 theo tranh minh họa.

    Cho trẻ xem tranh chữ to từng đoạn thơ, trò chuyện từng nội dung tranh. Đọc lần 3 theo từng đoạn tranh chữ to.

    Đoạn 1:

    Chú gà con chân cứng

    Vội tìm về tận nơi.


    Giải thích câu: Chú gà con chân cứng: Chú gà con đã lớn.

    Nội dung đoạn thơ: Chú gà con tuy đã lớn, đã có thể tự chạy theo mẹ được rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn nhớ về vỏ trứng và chú đã tìm về với vỏ trứng.

    Đoạn 2:

    Ở trong ấy ấm áp

    Nghe lạo xạo, rơi rơi.


    Giải thích câu: Nghe lạo xạo, rơi rơi: Vì chú gà con cố chui vào làm vỏ trứng vỡ phát ra tiếng lạo xạo, rơi rơi.

    Nội dung đoạn thơ: Chú gà con vì cố chui vào vỏ trứng nên đã làm cho vỏ trứng vỡ phát ra tiếng lạo xạo, rơi rơi.

    Đoạn 3: "Khổ thơ cuối"

    Giải thích câu: Vỏ trứng vỡ mất rồi: Vỏ trứng bị bể.

    Nội dung đoạn thơ: Do chú gà con đã lớn nên không thể chui vào trong vỏ trứng được và chú rất buồn vì đã làm bể vỏ trứng

    Dạy trẻ đọc thơ:

    Dạy đọc thơ từng câu: Lớp, tổ, nhóm.

    Dạy đọc theo cô cả bài thơ: Lớp, tổ, nhóm.

    Cho trẻ đọc thơ cùng cô: Nhóm, cá nhân.

    Chuyển tiếp: Hát cho trẻ nghe bài hát "Có chú gà con" được phổ nhạc từ bài thơ "Có chú gà con" của tác giả Vương Trọng.

    Đàm thoại:

    Bài thơ nói về con vật gì?

    Vì sao đang chạy theo mẹ gà con lại về?

    Gà con tìm về vỏ trứng để làm gì?

    Gà con có chui vào được trong vỏ trứng không? Vì sao?

    Thế tiếng lạo xạo, rơi rơi từ đâu mà có?

    Khi gà mẹ hỏi: Làm gì đó con ơi? Gà con trả lời như thế nào?

    Trong bài thơ con thích nhất hình ảnh nào?

    Những hình ảnh đó có trong bài thơ cô vừa dạy các con, vậy bạn nào cho cô biết bài thơ tên gì?

    Cho trẻ đọc tên bài thơ, giới thiệu tên tác giả.

    Trò chơi:

    Xếp tranh theo nội dung bài thơ.

    Hướng dẫn cách chơi: Cô có các bức tranh vẽ các hình ảnh theo nội dung bài thơ.
     
    ZeroAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười hai 2020
Từ Khóa:
Đang tải...