Senpai, Kohai, Sensei Là Gì Trong Tiếng Nhật?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 4 Tháng bảy 2019.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Senpai (先輩 【せんぱい】trong tiếng Nhật có nghĩa là tiền bối dùng để gọi những người đồng nghiệp thâm niên tại công ty hoặc cũng có thể gọi những người khá trước trường học, võ đường, hoặc câu lạc bộ thể thao hoặc các anh chị lớn hơn, học khóa trên trong trường học.

    Senpai là tiền bối, cấp trên, đàn anh/chị có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó.

    Khi giao tiếp ta sử dụng mẫu:

    Gọi tên/họ + "senpai" để thể hiện sự kính trọng với họ

    Ví dụ:

    Nhân viên mới sẽ gọi những nhân viên cũ lâu năm của công ty là Senpai

    Học sinh mới vào trường gọi học sinh lớp trên / đã ra trường là Senpai

    [​IMG]

    Kohai là gì?

    Kohai, 後輩 trong tiếng Nhật có nghĩa là hậu bối, những người đồng nghiệp mới của senpai, họ là những người có cùng công việc/ lĩnh vực và có vị trí giống nhau trong xã hội.

    Ví dụ:

    Nhân viên mới sẽ được gọi là Kohai, học sinh năm 2 sẽ gọi học sinh năm 1 là Kohai

    Sensei là gì?

    Sensei せんせい có nghĩa là tiên sinh, đây là cách gọi tôn trọng những người đã có thành tựu nhất định trong lĩnh vực nào đó: Giáo dục, chính trị, nghệ thuật,

    Sensei chỉ chung cho tất cả những người dạy cái gì đó.

    Ví dụ: Giáo viên được gọi là "sensei"

    Chú ý: "Kohai", "senpai" và "sensei" bao gồm cả nam/nữ.

    Mối quan hệ giữa Senpai và Kohai



    Như đã nói từ trước, đây là 2 từ được sử dụng nhằm mục đích thể hiện kính ngữ trong môi quan hệ tại một môi trường nào đó. Muốn có senpai thì phải có kohai, mối quan hệ này được bắt nguồn từ rất lâu trong nền văn hóa của Nhật Bản. Trong quá trình giảng dạy nho giáo, giảng dạy đạo đức xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại dần dần lan rộng đến Nhật Bản, trong quá trình truyền dạy đó, mọi người luôn hiểu được rằng senpai – kohai là 2 từ phân cấp bậc dùng để nhấn mạnh sự tôn kính, sự quyền lực đối với những người hơn tuổi trong gia đình. Mặc dù nét văn hóa này xuất phát từ Trung Quốc nhưng lại không có tài liệu nào chứng minh cho sự tồn tại của mối quan hệ này tại Trung Hoa. Trong nho giáo của họ từ giữa thế kỷ thứ 6 đến thứ 9 những dòng suy nghĩ được bắt nguồn từ sự thay đổi của xã hội đã trở thành một học thuyết chính thống của Mạc phủ Tokugawa.

    Trong quy định ngầm của những từ đó có nhắc đến giới luật của lòng hiếu thảo, lòng trung thành như choko. Tại Trung Quốc sự tôn trọng những người hơn tuổi, thờ cúng tổ tiên cũng được văn hóa của người Nhật Bản du nhập lại. Tuy nhiên, trong hệ thống gia đình Nhật lại có những quy định riêng giống như ảnh hưởng của senpai/ kohai như ngày nay.

    Một yếu tố nữa có ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ của senpai và kohai đó là bộ luật 1898, trong bộ luật tăng thêm những quy tắc đặc quyền, củng cố thêm truyền thống gia đình, đưa ra những định nghĩa cụ thể, chi tiết về giá trị phong cấp trong cùng một gia đình, người đứng đầu có quyền chỉ huy những thành viên trong gia đình của mình. Hệ thống gia đình được gọi là "koshusei" – (戸 主 制). Tuy nhiên, hệ thống luật này bị bác bỏ nhanh chóng, từ năm 1947. Cho đến ngày ngay lý tưởng này chỉ còn tồn tại trong tư tưởng người Nhật cứ không hề được quy định trên giấy tờ.

    Theo thời gian, mối quan hệ của 2 từ này khi sử dụng được được chuyển giao như một loại hình kiến thức, một yếu tố kinh nghiệm được lan rộng như một thói quen trong cuộc sống. Thói quen này nhằm mục đích duy trì những mối quan hệ trên giới, quan hệ tôn trọng lẫn nhau trong cùng một tổ chức, khu vực. Chưa dừng lại ở đó, mối quan hệ của 2 từ ngày đã dần trở thành trách nhiệm của mỗi người để thể hiện sự tôn trọng nhau.

    [​IMG]

    Những vấn đề về senpai hiện nay



    Mặc dù mối quan hệ senpai và kohai trong xã hội Nhật Bản có một mối quan lệ sâu sắc, mật thiết, nhưng sau bắt đầu từ cuối thế kỷ 20, nó bắt đầu có nhiều thay đổi trong lĩnh vực học thuật và kinh doanh. Kohai không còn tỏ ra tôn nghiêm trước senpai của mình nhiều như trước nữa. Tất cả những mối quan hệ giữa 2 sự tương quan này trở nên mờ nhạt, hời hợt dần dần yếu tố tuổi tác lại mất đi tầm quan trọng, không được bằng thời gian về trước thế kỷ XX nữa. Điều đó có thể do những sinh viên Nhật bản đa phần có cuộc sống ở nước ngoài, họ cũng tiếp thu nét văn hóa từ phương tây nên theo thời gian ảnh hưởng đến hệ thống phân cấp tại Nhật Bản.

    Thái độ giữa 2 mối quan hệ senpai và kohai dần thay đổi từ những đánh giá của yếu tố truyền thống, lợi ích giữa mối quan hệ của 2 phía nên nhiều người miễn cưỡng chấp nhận duy trì để không bị chỉ trích. Vẫn phải kể đến những Senpai không có trách nhiệm, thiếu sự hăng hái khiến cho những kaiho nhút nhát, rụt rè không dám hỏi hoặc trao đổi công việc, học hành.

    Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa senpai và kohai trở nên bạo lực và hình thành mối quan hệ bắt nạt nhau. Vẫn có một số người tại Nhật họ không chấp nhận hệ thống mối tương quan giữa senpai và kohai trong những trường hợp không tuân thủ thuần phong mỹ tục. Khiến cho mối tương quan của 2 vị trí này trở nên lệch lạc.

    Lý do chính để duy trì mối quan hệ senpai và kohai



    Những người Nhật vẫn tin rằng, trong cùng một nhóm tương quan nếu kohai biết nghe lời của những senpai có kinh nghiệm và đã trưởng thành thì sẽ nhanh chóng trở nên có trách nhiệm hơn và học được cách khiêm tốn, Trong tương lai các senpai có thể hợp tác được với nhau.

    Những kohai và senpai trong trường học như giữa các sinh viên với nhau trong cùng một hoạt động lứa tuổi tham gia những lớp học tương tự thì sẽ có mối tương quan yếu hơn, hời hợt hơn. Quá trình duy trì mối liên hệ đó không nhất thiết phải dùng kính ngữ mà chỉ cần một ngôn ngữ lịch thiệp và có sự tông trọng là được. Các nguyên tắc lâu đời giữa senpai và kohai theo chiều dọc vẫn được áp cho các giáo viên cũng như áp thẳng bảo kinh nghiệm, kết quả học tập của sinh viên.

    Đây là mối qua hệ nền tảng giữa những cá nhân trong giới doanh nhân, kinh doanh. Ví dụ như trong cuộc họp, trong một buổi trao đổi. Tại Nhật, hệ thống lợi ích cá nhân của nhân viên phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố làm việc thâm niên, nhân viên kỳ cựu, vị trí làm việc (vị trí làm việc cao thì lương sẽ cao). Ngoài ra mối liên hệ này còn thắt chặt hơn trong bộ môn võ thuật của Nhật bản.

    Những thắc mắc liên quan đến senpai



    Senpai và sếp: Senpai là có thể là người hướng dẫn, là người hơn tuổi, có kinh nghiệm mà bạn nên học hỏi và nghe theo. Tuy nhiên senpai không phải là sếp. Bạn cần phải tỉnh táo nhận ra đâu là lời khuyên, đâu là mệnh lệnh trong mối quan hệ này. Đơn giản mối quan hệ giữa senpai thường là lời khuyên bạn có thể nghe theo hoặc không, còn giữa sếp nếu là mệnh lệnh thì bạn buộc phải tuân theo dù thích hay không.

    Senpai nhỏ tuổi hơn kohai: Trong văn hóa của người Nhật Bạn họ thường tôn trọng đối phương dựa vào tuổi tác, kinh nghiệm sống. Tuy nhiên nếu như kinh nghiêm tỷ lệ nghịch với tuổi tác thì phải làm thế nào? Đây không phải là trường hợp hiếm gặp tại đất nước mặt trời mọc. Đối với trường hợp này thì senpai phải tinh ý nếu không muốn bị mất lòng, bị nói này nói kia. Kohai cần phải có kỹ năng ứng xử để tạo sự hòa hợp với nhau. Dù kohai nhiều tuổi hơn senpai, nhưng vẫn phải tôn trọng nguyên tắc kính ngữ đối với người truyền dạy kinh nghiệm cho mình. Ví dụ: Senpai sinh năm 1998 và kohai sinh năm 1993, trong quá trình truyền dạy kinh nghiệm thì kohai buộc phải tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch trong keigo – (kính ngữ), nghĩa là kohai dù nhiều tuổi vẫn phải sử dụng kính ngữ trong trường hợp này.

    Senpai và sensei: Đừng hiểu lầm nghĩa của 2 từ này, cũng như nghĩ công việc của 2 người này là một, thực chất chúng hoàn toàn khác nhau. Sensei [先生 (tiên sinh) ] có nghĩa là giáo viên. Cả 2 người này đều có những điểm tương đồng nhau, tuy nhiên bạn không được phép gộp cả 2 làm 1.

    Sự khác nhau lớn nhất giữa sensei và senpai chính là về kinh nghiệm, về tuổi tác. Senpai có vị trí thấp hơn khi xét về mặt cấp bậc trong xã hội. Giữa họ luôn tồn lại một khoảng cách cấp trên và cấp dưới nên trong mọi giao tiếp đều phải sử dụng kính ngữ nhằm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu như kohai có thể thoải mái trò chuyện, trao đổi với senpai một cách thân thiết (tất nhiên không quá giới hạn, phải giữ chừng mực của sự tôn trọng) thì giữa sensei và senpai lại không được thể tạo được cảm giác đó. Họ phải giữ đúng chừng mực, giữ đúng mối quan hệ giống như một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Điều này đơn giản là ở những nước phương tây họ đoàn toàn không có sự phân cấp theo chiều dọc như đối với Nhật bản.

    Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng mọi độc giả sẽ hiểu được Senpai là gì và những thông tin đang tồn đọng về một senpai. Trong sự phát triển của xã hội, Nhật Bản cũng đang có xu hướng hòa nhập, hội nhập với quốc tế, nên văn hóa phương Tây ngày càng bị du nhập nhiều. Hiện tại họ vẫn đang dạy lại cho mọi đứa trẻ từ rất nhỏ về việc phải sử dụng kính ngữ trong môi trường mình đang sinh sống.
     
Đang tải...