Sự Tích Bánh Trung Thu Của Người Việt

Thảo luận trong 'Công Việc' bắt đầu bởi Zero, 20 Tháng tám 2019.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Nguồn gốc bánh trung thu

    Thuở xa xưa mọi vật bị bao trùm bởi ánh sáng rực rỡ của mặt trời, khiến mọi sinh linh kiệt quệ vì mất nước, mất sức sống, không có giấc ngủ ngon, con người đói khát vì hạn hán kéo dài.

    Một bà mẹ không muốn các con mình và vạn vật chết nên quyết định ra đi tìm Thần Mặt Trời. Bà đi mãi đi mãi.. Đến một ngọn núi thì kiệt sức ngã quỵ. Tình cờ thỏ trắng thấy bà gặp nạn mới tìm nước cho bà uống. Nghe chuyện của bà, thỏ trắng mủi lòng dẫn bà tới chỗ Thần Mặt Trời, kể nỗi thống khổ của nhân gian, cầu xin Thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon, giữ sức để còn làm ăn sinh sống.

    Thần vén mây nhìn xuống và kinh ngạc thấy nhân gian tiêu điều tàn úa, vạn vật vật vã trong nắng nóng.. Thần buồn rầu bảo cái nắng lui về hóa thân thành thứ ánh sáng nhỏ nhoi để soi sáng cho con người trong đêm đen tăm tối..

    Bà nhận lời hy sinh thân mình ngay. Thần cho bà một ngày về hội ngộ với các con lần cuối. Hôm ấy là Rằm tháng Tám, bà cùng các con làm bánh nướng, bánh dẻo vui vẻ bên nhau.. Rồi theo lời Thần chỉ dẫn bà ra trước nhà, hướng mặt nhìn trời.. Bỗng chốc bà thấy cơ thể mình nhẹ tênh và bay bổng lên không trung.. Bà thấy mình hóa thân thành thứ ánh sáng lung linh dịu dàng tỏa xuống màn đêm nơi nhân gian, thấy cả căn nhà nhỏ với những đứa con thân yêu.

    Thứ ánh sáng lung linh đó gọi là Ánh trăng, sáng tỏ nhất vào đêm 15, 16 âm lịch – là ngày hội ngộ của mẹ con họ. Cũng từ đó cứ đến Rằm tháng Tám các con bà đều làm bánh nướng, bánh dẻo dâng hương cúng mẹ, sau này gọi là bánh Trung Thu

    [​IMG]

    Truyền thuyết khác về Chú Cuội, Hằng Nga và sự tích bánh trung thu

    Chắc hẳn bạn đã từng nghe về sự tính Bánh Trung Thu của Trung Quốc qua câu chuyện tình cảm động của Hậu Nghệ và Hằng Nga hay chuyến phiêu lưu vô tiền khoáng hậu của Đường Minh Hoàng. Nhưng thực tế, sự tích về bánh trung thu của Việt Nam lại không liên quan đến Hậu Nghệ hay Đường Minh Hoàng mà lại là câu chuyện xoay quanh chú Cuội ngồi gốc cây đa và chị Hằng xuất hiện vào đêm trung thu để phát quà cho trẻ con.

    Chuyện kể rằng, ngày xưa, trên trời có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, nàng rất xinh đẹp và chăm chỉ cai quản cả một Vầng Trăng sáng lung linh. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng do quy định của tiên giới không cho phép. Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm" vào ngày rằm tháng 8 – là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, người nào làm được loại bánh ngon nhất, đẹp nhất và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ điều gì mình muốn.

    Hằng Nga rất thích thú, háo hức tham gia cuộc thi ngay. Khi xuống trần gian để tham khảo, nàng gặp được Cuội – một chàng trai chuyên gia nói dóc, cứ mỗi tối Cuội lại tụ hợp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng mà kể chuyện tầm phào.

    Ngoài tài "nói dóc", Cuội rất giỏi nấu nướng, cậu thường tự tay làm bánh cho bọn trẻ trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, nào là trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng..

    [​IMG]

    Và thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức, các em nhỏ ăn vào đều khen rất ngon, mặc dù còn chưa đẹp mắt lắm nhưng đó là món bánh ngon nhất mà bọn trẻ con được thưởng thức. Đã đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh chưa đặt tên thật ngon lên thiên đình dự thi và chia tay những người bạn thật đáng yêu nơi trần gian, từ biệt chàng Cuội nói dóc nhưng tài năng và tốt bụng.

    Nhưng chàng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng và thật kì lạ, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đã kéo chàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Có đôi lúc nhớ nhà, nhớ các em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

    Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là "bánh Trung Thu" và ban cho nàng một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung Thu" – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

    Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.

    Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là Tết Trung Thu.

    [​IMG]

    Ý nghĩa bánh trung thu


    Bánh Trung thu tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình và hạnh phúc. Tính biểu tượng này bắt nguồn từ việc các gia đình tụ họp cùng nhau để đón Tết Trung thu. Bánh trung thu nướng với ý nghĩa là dù có trải qua bao khó khăn trong cuộc sống thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che cho ta. Thưởng thức bánh nướng sẽ thấy mùi thơm đặc trưng của nước đường cháy hòa quyện cùng nhân bánh ngọt vừa, bùi béo bên trong.

    Bánh trung thu dẻo biểu tượng cho sự đoàn viên, màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son của vợ chồng dành cho nhau. Bánh dẻo được làm từ bột nếp rang chín nhồi với nước đường, nước hoa bưởi thơm lừng và đẹp long lanh đến nỗi không nỡ thưởng thức.

    Ý nghĩa về hình dáng bánh trung thu


    Bánh trung thu ở Việt Nam có cả hình tròn, hình vuông. Hình tròn bởi trong phiên âm tiếng Hán "tròn" là "viên", ý chỉ sự đoàn viên, tụ họp của gia đình trong ngày tết này. Còn hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, hướng đến sự tự do và hạnh phúc của con người.

    Điểm nhấn của bánh trung thu nướng chính là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối trung hòa với vị ngọt của các nguyên liệu tưởng chừng không ăn ý nhưng lại "trung hòa" thơm ngon, hấp dẫn; giống như thông điệp mà loại bánh này muốn gửi gắm. Cuộc sống có thể xảy ra những khó khăn, thử thách, nhưng nó không ảnh hưởng đến việc bạn ngắm nhìn thế giới này một lần nữa, nỗ lực một lần nữa, yêu thương bản thân một lần nữa.

    Thưởng thức bánh trung thu, bạn cần cắt chúng ra thành từng miếng nhỏ, ăn cùng người thân, bạn bè trong dịp trăng Rằm.

    Ý nghĩa của việc tặng bánh trung thu: Gửi tặng cả ân tình


    Ngày nay, việc tặng bánh trung thu trong tháng Tám như một truyền thống với nhiều người. Bánh trung thu không chỉ là chiếc bánh tình thân mà còn là thức quà tặng ý nghĩa tốt đẹp về sự đoàn viên, lòng biết ơn cùng những mối thâm tình bền chặt.

    Mỗi mùa thu chớm đến, những lớp học làm bánh trung thu tại Hướng Nghiệp Á Âu lại tràn đầy không khí rộn rã. Người tỉ mỉ làm những chiếc bánh dành tặng người thân, bạn bè. Người học để phục vụ mục đích kinh doanh và có những em nhỏ dù chỉ 13, 14 tuổi cũng tham gia lớp học làm bánh với mong muốn dành tặng bố mẹ, ông bà món quả nhỏ cho mùa trăng yêu thương thêm ý nghĩa. Dù mục đích khác nhau nhưng gói gọn trong đó là một niềm đam mê làm bánh nồng nàn, mãnh liệt cùng tấm lòng hiếu thảo, thương yêu, trân mến những giá trị văn hóa cổ truyền.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Đang tải...