Tại Sao Chồng Bị Tiểu Đường Vợ Bị Sâu Răng?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Thư Giãn, 26 Tháng tám 2020.

  1. Thư Giãn

    Thư Giãn Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    133

    Chồng bị tiểu đường vợ bị sâu răng vì sao?


    Thật ra đây là 1 câu đố vui có tính chất hơi tế nhị dễ khiến người được hỏi có hình dung và tưởng tượng bậy bạ về tình trạng và tư thế quan hệ tình dục vợ chồng.

    Câu đố:

    Nếu chồng bị bệnh tiểu đường thì vợ bị bệnh gì?

    Đáp án: Sún răng

    Tuy nhiên câu trả lời chính xác là:

    Do chồng tiểu đường nên đường, bánh kẹo, đồ ngọt trong nhà vợ ăn hết nên dễ bị sâu răng thôi.

    *tongue*

    [​IMG]

    Nếu bạn bị tiểu đường thì người yêu bạn bị sao?


    Thực ra, bệnh tiểu đường và sâu răng hoàn toàn có mối quan hệ liên quan đến nhau, người bị tiểu đường thì cũng dễ mắc bệnh sâu răng. Biến chứng răng miệng do bệnh tiểu đường là một biến chứng nhẹ, nhưng thường gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cớ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.. Quan trọng hơn, những vấn đề về răng miệng này sẽ tác động tiêu cực ngược lại đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

    Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường, do vậy đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám, gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng hoặc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khó chịu.

    Bệnh tiểu đường và những biến chứng về sức khỏe răng miệng người bệnh thường gặp phải như:

    Sâu răng:

    Khi ăn thức ăn có nhiều đường và tinh bột sẽ trở thành nguồn nguyên liệu để vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Chúng sẽ sử dụng đường và thải ra sản phẩm có bản chất là axit. Những chất này gây xói mòn và tạo thành lỗ thủng trên răng, làm tổn thương lớp men răng. Bên cạnh đó, thức ăn còn thừa ở các kẽ rằng nếu không được vệ sinh đúng cách hoặc thường xuyên, cũng tạo thành môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

    Bệnh viêm nướu răng:

    Qua thời gian thức ăn thừa sẽ tạo ra các mảng bám trên răng, những mảng bám này nếu không được loại bỏ sẽ cứng lại thành vôi răng (hay còn gọi là cao răng). Các mảng bám và vôi răng có thể gây kích thích nướu răng, làm nướu răng dễ bị sưng và chảy máu, gọi là viêm nướu răng.

    Bệnh nha chu:

    Viêm nướu răng nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gọi là bệnh nha chu. Bệnh nha chu xảy ra khi các mô mềm, xương và các dây chằng nâng đỡ răng bị phá vỡ. Viêm nha chu gây ảnh hưởng rất lớn đến những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do bệnh làm tăng mức đường huyết và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

    Hậu quả là tụt lợi, tiêu xương ổ răng dẫn đến lung lay răng, người bệnh rất dễ bị mất răng vĩnh viễn.

    Bệnh tưa miệng:

    Đây là bệnh lý do nấm Candida gây nên. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tưa miệng gồm: Đau, có những đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má hoặc vòm miệng, nướu răng bị sưng, hình thành các vết thương hở. Bệnh răng miệng này sẽ phát triển nhanh nếu lượng đường huyết của bệnh nhân không được kiểm soát chặt chẽ. Để hạn chế tối đa bệnh lý này, bệnh nhân cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên, nếu được chẩn đoán bị tưa miệng do nấm candida gây nên, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị.

    Khô miệng:

    Đây là hiện tượng thường hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng cho bệnh nhân. Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng, tưa miệng..

    Mối liên hệ giữa tiểu đường và sâu răng:


    Bệnh tiểu đường khiến các mạch máu dần đông lại, dẫn đến việc các chất dinh dưỡng và máu lưu thông kém đi. Tình trạng này khiến vùng xương bao quanh răng và nướu răng yếu dần, răng dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh tiểu đường cũng làm lượng đường trong nước bọt, nguồn thực phẩm chính của vi khuẩn có hại trong miệng tăng cao. Dẫn đến việc răng của người mắc bệnh sẽ dễ tích tụ các mảng bám, bị viêm nướu răng và dần tiến triển thành bệnh nha chu. Để biết thêm các thông tin chi tiết, mời các bạn theo dõi infographic sau đây.

    [​IMG]
     
    Zero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười hai 2020
Đang tải...