Tham Sân Si Có Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 6 Tháng chín 2019.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Sân si là gì?

    Sân si là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong giáo lý nhà Phật. Sân si cùng với tham tạo thành 3 thứ Độc mà phật giáo gọi là tam độc: Tham, Sân, Si biểu hiển những bản tính xấu nhất mà con người có thể mắc phải. Trong đó Tham là tham lam của cải vật chất, mong muốn quá mức một thứ gì đó, mong muốn những thứ không phải của mình. Sân là sự giận dữ thù hận, căm ghét hoặc nóng tính không kiểm soát được bản thân mình. Si là si mê, mê muội, ngu muội dẫn đến những việc làm sai trái bất chấp tất cả.

    Tam độc là phần chính giữa trong bức tranh "Bánh xe luân hồi", đặt tại nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, với hình ảnh con công, rắn và lợn cắn đuôi nhau đại diện cho 3 thứ độc này.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, với một số bạn trẻ thì họ định nghĩa Sân Si là người thích xen vào chuyện của người khác.

    Tham là gì?

    Đức Phật đã truyền rằng: "Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: Tham, sân, si". Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.

    Theo Phật pháp, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài - tài sản, sắc - sắc đẹp, hình thức bên ngoài, danh - danh thơm, tiếng tốt, thực - ăn uống, thùy - ngủ nghỉ .

    Khi ham muốn về 1 trong thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình. Thế nhưng, lời Phật dạy về lòng tham khẳng định rằng, tham lam không phải là bản chất của con người. Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương. Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái.

    Phật nói: "Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán"

    Vì sao?

    Tham thường đi liền với ác.

    Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.

    Lòng tham là vô đáy. Nếu không nhận diện được và cách đối trị tham thì ta luôn là nạn nhân của nó. Khi đó ta sẽ là nguyên nhân của khổ đau cho người cho mình. Bản chất lòng tham là không đáy, là bất tận: Được voi đòi tiên hay đứng núi này trông núi nọ..

    Khi ham muốn trong tâm ta khởi lên ta biết đó là tham và ta tác ý kiềm chế nó. Một con người bình thường, sống cuộc sống bình thường thì có vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng xin thưa nếu không nhận diện được nó và cách đối trị thì ta sẽ trở thành tên tội phạm ngay tức khắc, nhân cách đạo đức tiêu tan ngay tức khắc. Trong cuộc sống, nhân cách đạo đức tiêu tan thì mọi thứ sẽ sụp đổ theo.

    Ví dụ:

    Năm Cam từng nói câu này "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng rất nhiều tiền". Tất cả những ai không tri được lòng tham thì tương lai, sự nghiệp sẽ chết vì câu nói này. Một khi đã lầm lạc dù ít hay nhiều thì cũng sẽ bị cái ác điều khiển, chúng sẽ khống chế xui khiến ta làm những việc ác mà không thể không làm. Càng làm càng chết. Sắc dục cũng thế, chỉ cần 1 lần không kiềm chế được sự ham muốn thì thói quen của cảm thụ, dẫn tới những hành động không tự chủ gây ra những chuyện độc ác xấu xa.

    [​IMG]

    Sân là gì?

    Sân là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không hài lòng về một việc nào đó, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Những sự việc này xảy ra hoàn toàn không có liên quan và ảnh hưởng gì đến họ cả. Tuy nhiên, họ cảm thấy ganh ghét đố kị vì người khác có thành tựu hoặc đạt kết quả ca hơn họ. Họ nghiễm nhiên cho rằng mình luôn luôn là nhất, luôn luôn là số 1 và không bao giờ nhìn đến sự cố gắng của người khác để đạt được kết quả ấy, và chỉ coi đó là sự may mắn nhất thời. Sau cơn tức giận nóng nảy ấy, họ giữ lại lòng oán ghét, tìm cách để trả đũa, hãm hại người khác, trái với luân thường đạo lí gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích "cái ta" hay thích "cái của ta". Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận.

    Sân thường bắt nguồnn từ những nguyên nhân sau:

    Do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục, bản thân bị xâm phạm

    Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục không được hay dưới mức mong muốn

    Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình

    Phải tu tâm để đạt tới "vô sân". Vô sân là không nóng nảy, hết giận hờn. Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không thắng nổi lòng sân.

    [​IMG]

    Si là gì?

    Si là si mê, ngu muội. Người có tính "si" thường không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, dễ dàng nghe theo sự xúi giục từ người xấu hoặc tự bản thân mình hiểu biết hạn chế, lầm tưởng hoặc cố chấp cho rằng những điều mình làm là đúng từ đó có những hành động gây nguy hại cho bản thân và cho người khác. Những người này thường không có khả năng nhận diện đánh giá vấn đề một cách sáng suốt, người hành động vô thức theo cảm tính, không suy xét phân định đúng sai để biết như nào là tốt, xấu, đúng, sai, lợi, hại.. Đây là những người tư duy chậm, bảo thủ và rất khó thuyết phục. Những người này thường bị lợi dụng hoặc khiêu khích làm công cụ để đạt được mục đích của nhóm người hay một mưu đồ nào đó, và họ không hề biết bản thân mình đang bị dụ dỗ, lợi dụng, chỉ tin vào những gì hào nhoáng bên ngoài không tỉnh ngộ.

    Mê lầm thông thường của người đời có 3 loại:

    Không khả năng nhận diện đạo lý tốt

    Không có khả năng nhận diện bản chất thật của sự việc ở đời

    Không có khả năng nhận diện thân, tâm của mình

    [​IMG]

    Ý nghĩa của tham sân si

    Khi chúng ta là con người thì trong mỗi chúng ta tồn tại 2 bản năng đó là bản năng sinh tồn và bản năng tự vệ. Bản năng sinh tồn tức là chúng ta phải có thức ăn, có chỗ che nắng, che mưa phải có quần áo mặc, một số điều kiện căn bản như vậy để mình có thể sống sót được. Còn bản năng tự vệ là cái gì đó nó ảnh hưởng tới sinh mạng của mình thì mình phải phản ứng. Ví dụ như trời dông bão mình phải tìm cách trú ngụ, còn khi gặp thú dữ thì mình phải chạy hay né tránh. Tất cả phản ứng ấy đều là phản ứng tự vệ để giữ lấy mạng của chính mình nhưng câu nói kia, hành động kia có giết chết mình đâu mà mình tự vệ, mình "nhảy dựng" lên, co tay co chân để lên hẳn một kế hoạch để trả đũa người đó thì những cái này gọi là phản ứng dư thừa không cần thiết. Tại bởi mình ít nhìn vào bên trong, nhìn vào tâm hồn của mình, mình phản ứng nhiều thành quen tưởng rằng chuyện đó bình thường nhưng lại gây hại, đau khổ tới người khác.

    Nếu chúng ta có một trái tim đủ lớn thì chúng ta có thể ôm những khó khăn kia một cách dễ dàng. Mỗi trái tim có những dung lượng, những sức chứa khác nhau. Chúng ta có chữ "nhẫn nhục" tức là ví dụ dung lượng trái tim mình chỉ có 1 g, sự khó chịu của người kia cũng là 1 g thì trái tim chúng ta không thể chứa đựng được. Trong trường hợp này mình phải nới rộng trái tim mình ra thành 1, 5 g thì chúng ta mới ôm được khó khăn của người kia. Mà mình đã nới trái tim mình thành 1, 5 g rồi mà sự khó chịu của người kia cũng tăng lên 1, 5 g thì mình lại tiếp tục nới thành 2 g.

    Người có si bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình, hại người, nghĩ đến hại cả hai, cam giác khổ ưu thuộc về tâm. Tại sao chúng ta hay mong muốn và đòi hỏi người khác bởi trong bản năng tự nhiên thì luôn mong muốn mọi thứ xảy ra theo ý của mình, bản chất của chúng ta là si là vô minh nên chúng ta tưởng cuộc đời chúng ta dễ dàng. Nhưng chúng ta đã quên rằng cuộc đời chúng ta tập hợp những điều như ý và bất như ý. Có những thứ xảy ra như ý mình, nhưng cũng có những thứ không xảy ra theo ý mình, đôi khi ý của chúng ta đâu có cố định "sáng nắng, chiều mưa". Để sống được trên cõi đời này một cách vững chãi, an lạc thì chúng ta phải học cách chấp nhận mọi thứ trên đời kể cả những điều bất như ý xảy ra, chứ không phải tìm cách chống cự hay bỏ chạy.

    Việc thực hiện con đường đi ra khỏi "tham, sân, si" luôn luôn được quan tâm và khuyến khích mọi người thực hiện để từ đó tâm được an lạc được tăng trưởng và các khổ đau sẽ tan biến. Nếu cố gắng tu tập và trau dồi tâm trí để thoát khỏi vòng phiền não "tham, sân, si" thì ắt hẳn người ấy sẽ được hoàn toàn giải thoát.

    [​IMG]

    Hậu quả của tham sân si

    Vì bị kiềm chế bởi tam độc tham, sân, si nên chúng sinh luôn tạo nghiệp ác và do đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt, chúng sinh bị kiềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong 6 cõi luân hồi với một tâm thức và thân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ.

    Tham, sân, si đều là những đứa tính không nên có ở mỗi người. Bất kể cái gì quá cũng đều không tốt, không tốt cho cả người đó, cho cả cộng đồng. Người có đức tính này lúc nào cũng ở trạng thái u uất, ghen tỵ với người khác, không biết hưởng thụ cuộc sống mà lúc nào cũng ở trong tình trạng cố gắng vượt quá sức chịu đựng bản thân. Họ không biết thế nào là đủ, thế nào là điểm dừng để có một cuộc sống vẹn tròn, hạnh phúc.

    Xã hội khi có quá nhiều người tham, sân, si thường không thể phát triển được bởi vì khi này, mọi người ra sức vùi dập lẫn nhau, hãm hại nhau để đạt được mục đích của mình. Những người tham sân si thường đều là những người chậm tiến bộ, chậm tiếp thu, tư tưởng bảo thủ rất khó để làm cho họ hiểu được lẽ phải.

    [​IMG]

    Kết luận

    Si mê chính là gốc rễ, sân hận là cành và tham lam là lá. Chúng ta phải diệt trừ gốc rễ, có như thế trí tuệ mới được khai sáng sẽ diệt trừ được sân hận và tham lam. Cây tham sân si muốn nhổ phải đào tận rễ, muốn đào tận rễ phải chủ trị thân, càng chủ trị thân càng thấy gốc rễ nó tủa sâu, phương tiện đào là lòng từ thương chúng sanh phải rộng mở, đồng thời trí huệ cũng được khai tâm. Chung qui kẻ mộ đạo phải thắng cái thân xác nếu không phút chót cũng bị nó xỏ mũi dắt đi.
     
Từ Khóa:
Đang tải...